Ổ Cứng Sata Là Gì? Ổ Cứng Sata Khác Ổ Cứng SSD Ở Điểm Nào?

Với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng và khả năng lưu trữ dung lượng lớn, ổ cứng Sata đã trở thành một giải pháp lưu trữ phổ biến và không thể thiếu trong các thiết bị máy tính, laptop hay máy chủ. Vậy ổ cứng Sata là gì, cách thức hoạt động ra sao,khác gì so với ổ cứng SSD và có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tổng quan về ổ cứng Sata

Đầu tiên, người dùng cần nắm định nghĩa của ổ cứng Sata, đồng thời khám phá về lịch sử hình thành và phát triển của Sata.

Ổ cứng Sata là gì?

Ổ cứng Sata (Serial Advanced Technology Attachment)một loại thiết bị lưu trữ dung lượng lớn có đặc trưng bởi tốc độ truyền đáng kể. Ổ cứng Sata có tốc độ nhanh hơn chuẩn Pata (IDE) trước đó rất nhiều mà đặc biệt là tốc độ đạt mức 6 Gb/s với công suất 600 MB/s

Hơn nữa, ổ cứng Sata có thể được tìm thấy bên trong máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy chủ. Thường rất dễ để biết rằng máy tính của người dùng có ổ cứng Sata do tiếng ồn đặc trưng mà ổ cứng thường tạo ra khi đọc hoặc ghi dữ liệu.

Ổ cứng Sata là gì?
Ổ cứng Sata là gì?

Về kích thước, ổ cứng Sata đối với máy tính để bàn và máy tính xách tay có sự khác biệt:

  • Máy tính để bàn thường rộng 4 inch, cao 1,03 inch và dài 5,79 inch và thường được gọi là ổ cứng 3,5 inch. 
  • Máy tính xách tay sẽ có ổ cứng Sata thường rộng 2,7 inch, cao 0,37 inch và dài 3,96 inch và thường được gọi là ổ cứng 2,5 inch.

Lịch sử phát triển của ổ cứng Sata

Trước khi ổ cứng Sata ra đời, từ năm 1986 thì ổ cứng ATA (PATA) là giải pháp lưu trữ dữ liệu thông dụng trên máy tính. Đến năm 2000, Sata xuất hiện và nhanh chóng đánh bại ổ cứng tiền nhiệm với tốc độ truyền dữ liệu cao. 

XEM THÊM:  Rack Server Là Gì? Lợi Ích Rack Server Đối Với Doanh Nghiệp

Ổ cứng Sata tại thời điểm ra mắt đã đạt tốc độ 600 MB/giây trong khi ổ cứng ATA chỉ đạt 133 MB/giây – tương đương khoảng 20%. Hiện nay, tốc độ của SATA đã lên tới 6 GB/giây và ATA chỉ là 600 MB/giây.

Cha đẻ của ổ cứng Sata chính là tổ chức Serial ATA Working Group. Trải qua hơn 20 năm, rất nhiều phiên bản Sata đã được ra đời lần lượt vào năm 2003, 2004, 2008 – có tên là Sata III (Sata 3.0)

Ổ cứng Sata xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000
Ổ cứng Sata xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000

Ngày nay ổ cứng sử dụng giao diện Sata 3.5 là phiên bản mạnh mẽ và hoàn thiện nhất (bản nâng cấp thứ 5 của Sata 3.0 vào năm 2020).

Trong quá trình hoạt động, một số ổ cứng Sata sẽ được biến thể nhằm phù hợp với nhiều thiết bị như M.2 Sata, mSata cho laptop, Sata Express và eSata. Tiếp theo, hãy cùng khám phá cách làm việc của ổ cứng Sata như thế nào?

Cách hoạt động của ổ cứng Sata

Ổ cứng Sata kết nối với bo mạch chủ của máy tính thông qua đầu nối Sata. Một đầu của đầu nối kết nối với một cổng trên bo mạch chủ trong khi đầu còn lại kết nối với ổ cứng Sata. 

Đầu nối Sata sử dụng cáp 4 dây dẫn có hai cặp được che chắn để truyền dữ liệu. Bên trong đầu nối Sata là các loại cáp dài có chiều dài phổ biến như 305, 457 và 914 mm. Cả hai đầu của một số đầu nối Sata đều thẳng trong khi một vài loại có một đầu nghiêng sang phải (90 độ) hoặc sang trái (270 độ)

Ổ cứng Sata kết nối với bo mạch chủ
Ổ cứng Sata kết nối với bo mạch chủ

Trong khi đó, ổ cứng Sata không giới hạn kết nối bên trong mà còn hỗ trợ kết nối bên ngoài. Đầu nối Sata bên ngoài cắm vào cổng eSata trên máy tính. Ngoài ra, đầu nối Sata bên ngoài (eSata) thường dài hơn đầu nối Sata bên trong. Các đầu nối eSata thông thường có chiều dài 914 hoặc 1829 mm.

XEM THÊM:  Trùng IP Là Gì? Làm Thế Nào Nhận Biết & Khắc Phục Trùng IP?

Nhìn chung, việc kết nối ổ cứng Sata với máy tính khá đơn giản nên được người dùng sử dụng phổ biến. Do đó, người dùng cũng cần xác định được các mặt ưu điểm cũng như hạn chế của ổ cứng Sata ra sao?

Ưu nhược điểm của ổ cứng Sata là gì?

Các điểm mạnh và điểm hạn chế của ổ cứng Sata bao gồm:

Một ổ cứng Sata có dung lượng từ 500GB đến 16TB sẽ đi kèm mức giá rẻ hơn SSD bởi vì chúng sử dụng công nghệ cũ. Nếu người dùng cần thiết bị lưu trữ giá không cao với dung lượng thấp, không cần đến hiệu suất đọc hay ghi dữ liệu cao thì ổ cứng Sata sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Ổ cứng Sata có ưu nhược điểm thế nào?
Ổ cứng Sata có ưu nhược điểm thế nào?

Ngoài việc sở hữu dung lượng lưu trữ cao, giá bán thấp thì ổ cứng Sata là dữ liệu được lưu trữ trên dòng ổ cứng này cũng dễ bị phân mảnh. Nói cách khác, các sector lưu trữ dữ liệu có thể bị phân tán đi khắp nơi trên ổ cứng làm ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động chung, gây trở ngại cho việc truy xuất dữ liệu và chương trình trở nên chậm trễ.

Song song đó, ổ cứng Sata bên trong máy tính, đặc biệt là laptop sẽ bị ảnh hưởng bởi các chấn động và di chuyển bất ngờ.

Sata mang nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, nhưng không thể phủ nhận những vai trò không thể thiếu của ổ cứng Sata.

Vai trò quan trọng của ổ cứng Sata

Ổ cứng Sata là một thành phần quan trọng trong hệ thống máy tính, đóng vai trò lưu trữ dữ liệu. Sata mang lại vô số lợi ích, khiến nó trở thành giao thức lưu trữ tốt nhất trên thế giới. 

Nói cách khác, ổ cứng thường được sử dụng để lưu trữ hệ điều hành, các chương trình, dữ liệu cá nhân, và các tập tin khác trên máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn. Chức năng chính của ổ cứng Sata là lưu trữ và truy cập dữ liệu theo yêu cầu của người dùng hoặc hệ thống. 

XEM THÊM:  Mô Hình Client Server Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Client Server
Vai trò lưu trữ và truy cập theo yêu cầu người dùng
Vai trò lưu trữ và truy cập theo yêu cầu người dùng

Sata nổi tiếng là có tính tương thích cực tốt, cho phép hoạt động ở hầu như mọi cấu hình thiết bị và nhiều nhà sản xuất. Ngoài ra, người dùng cũng có thể hoán đổi ổ cứng Sata, thêm hoặc xóa dữ liệu ngay khi thiết bị đang hoạt động – một tính năng hiếm có trên các thiết bị ổ cứng. 

Cách phân biệt ổ cứng SSD và ổ cứng Sata là gì?

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là dòng ổ cứng thế hệ mới. SSD không sử dụng các bộ phận vật lý tương tự như ổ cứng Sata. 

Thay vào đó, tất cả các dữ liệu sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ flash riêng. Điều đó có nghĩa là người dùng không cần thiết phải dùng một cái trục để đọc hoặc ghi dữ liệu, thế nên tốc độ xử lý của ổ cứng SSD sẽ nhanh hơn ổ cứng Sata. 

Độ bền của SSD cao hơn rất nhiều so với ổ cứng Sata vì người sử dụng không cần phải chống phân mảnh, đặc biệt thích hợp cho laptop.

So sánh sự khác biệt giữa ổ cứng Sata với ổ cứng SSD
So sánh sự khác biệt giữa ổ cứng Sata với ổ cứng SSD

Điểm khác biệt lớn nhất của ổ cứng SSD so với ổ cứng Sata là gì? Chính là giá thành cao cùng mức dung lượng lưu trữ có hạn. Nếu chọn mức lưu trữ là TB thì giá bán của ổ cứng SSD sẽ khá cao.

Nếu người dùng cần không gian lưu trữ lớn với mức ngân sách không quá cao so với việc nâng cấp RAM, ổ cứng Sata là lựa chọn tối ưu. Trong trường hợp người dùng cần tăng hiệu suất sử dụng laptop và yêu cầu dung lượng lưu trữ dưới 2TB, thì việc lựa chọn ổ cứng SSD là lựa chọn tối ưu.

Trong bài viết này, ThueGPU.vn đã cung cấp cho chúng ta những thông tin rất chi tiết và toàn diện về khái niệm ổ cứng SATA là gì. Bài viết không chỉ giới thiệu lịch sử phát triển của công nghệ SATA, mà còn giải thích rõ ràng nguyên lý hoạt động và vai trò then chốt của nó trong hệ thống lưu trữ dữ liệu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp với nhu cầu của mình.

Bài viết mới